Theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa
Cùng với thân quyến và người làng mà bà cho đón ra, Lê Chân còn phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản.Tại đây bà đã chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng. Binh sĩ của Lê Chân được huấn luyện chu đáo và có sở trường về thủy trận. Niên hiệu Kiến Vũ thứ 16 (40) đời Hán Quang Vũ đế, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, bà đã đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công. Đạo quân của Lê Chân từ mạn biển xứ Đông đánh thốc lên Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) - lỵ sở quận Giao Chỉ, nơi có bộ máy thống trị của bọn Tô Định, phối hợp với quân của Hai Bà Trưng và các thủ lĩnh nghĩa quân khác, giải phóng quận thành. Tô Định vội vã tháo chạy về đất Nam Hải (Trung Quốc). Sau khi thu phục 65 thành, Tô Định phải lui về nước, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương). Lê Chân được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức Chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất..
Gần 1.500 năm sau, nhóm ngư dân của trang Yên Biên, tổng Vĩnh Đại, huyện Đông Triều (tương đương với hậu duệ đời thứ 60 của nữ tướng Lê Chân) về vùng ven sông Tam Bạc, huyện An Dương khai hoang lập ấp vào cuối thời Lê sơ, họ không quên nơi chôn nhau cắt rốn của mình đã đặt tên mảnh đất này là trang An Biên. Đến đầu thời Nguyễn thì An Biên trở thành đơn vị hành chính cấp xã (làng). Còn làng Vẻn do Lê Chân lập lúc đầu có 18 người, sau thời gian quá dài bị mất tên, nay thuộc khu vực bên triền Hữu sông Cấm thuộc xã Đại Bản, huyện An Dương và bên triền Tả sông Cấm thuộc xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày nay.
K