gia đình có bảy anh chị em, cha là Lâm Hữu Ứng và mẹ là Nguyễn Thị Nương. Năm lên bảy tuổi, cậu bé Lâm Văn Tuất xuất gia tu học với hòa thượng Thích Hoằng Thâm, vừa là thầy bản sư, vừa là cậu ruột. Cậu được hòa thượng Hoằng Thâm nhận làm con chính thức, nên lấy tên là Nguyễn Văn Khiết. Năm mười lăm tuổi Lâm Văn Tuất thọ giới Sa Di, năm hai mươi tuổi thụ Tỳ Kheo giới pháp danh Thị Thủy (是水), pháp tự Hạnh Pháp (行法), pháp hiệu Quảng Đức (廣德) nối pháp đời thứ 42 thiền tông Lâm Tế thế hệ thứ 9 của phái Chúc Thánh. Thọ giới xong hòa thượng vào một ngọn núi tên là Hòn núi Đất thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm, về sau ông đã trở lại ngọn núi này để thành lập một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc.[1]
Sau quãng thời gian sống biệt lập, ông bắt đầu du hành khắp miền Trung để giảng pháp. Sau 2 năm ông trở lại nhập thất tại chùa Sắc Tứ Thiên Tứ tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, gần thành phố Nha Trang. Năm 1932, ông được bổ nhiệm làm chức kiểm tăng tại chi hội Phật giáo Ninh Hòa, sau đó nhận nhiệm vụ kiểm tăng trong tỉnh Khánh Hòa. Trong suốt thời gian ở miền Trung Việt Nam, ông đã tiến hành kiến tạo và trùng tu 14 ngôi chùa. Năm 1934, rời Khánh Hòa vào miền Nam để giáo hóa, ông cũng từng đến Campuchia hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh điển theo truyền thống Theravada. Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, ông đã khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa. Như vậy, ông đã có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả 31 ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cùng là nơi ông trụ trì là chùa Quan Thế Âm ở quận Phú Nhuận, Gia Định, nay con đường này đã đổi thành chính tên của ông là Thích Quảng Đức. Ông đã từng giữ chức vụ Phó trị sự và Trưởng ban nghi lễ của Giáo hội Tăng già Nam Việt trong một thời gian khá lâu. Trước đó, ông có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt. Khi trụ sở này dời về chùa Xá Lợi, ông xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm.[1]
B
ĐÔN ĐÁO VIỆC ✅ DẦU GỘI Dạ Thảo Liên hỗ trợ TRỊ GẦU tại Xã Quảng Phú, Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình Phần 5