Hải Phòng là cửa ngõ của Bắc Bộ, cũng là địa điểm có nhiều ý nghĩa cả về kinh tế lẫn chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập. Thuế thương mại ở cảng Hải Phòng là nguồn thuế khả quan đối với ngân sách eo hẹp của chính quyền Việt Nam.[11] Theo Hiệp ước Pháp – Hoa ký kết ở Trùng Khánh (28 tháng 2, 1946), Pháp cho Trung Hoa Dân Quốc có đặc quyền với quy chế cảng tự do nhưng phía Việt Nam không thừa nhận hiệp ước này. Mặt khác, Hải Phòng là điểm chốt của tuyến đường sắt Hải Phòng – Vân Nam cũng như con đường số 5 nối Hải Phòng – Hà Nội – Lạng Sơn. Làm chủ Hải Phòng, quân Pháp để có thể đón lực lượng tăng viện từ Sài Gòn, đồng thời kiểm soát trục giao thông nối liền Hải Phòng với sân bay Gia Lâm và Hà Nội.[12]
Ngày 1 tháng 3 năm 1946, Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông Philippe Leclerc chỉ huy hạm đội từ Sài Gòn ra Hải Phòng. Đồng thời, Leclerc chỉ đạo Jean Sainteny cố gắng đàm phán với chính phủ Việt Nam để đạt được thỏa thuận để thay thế Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc mà không vấp phải sự kháng cự, chống đối nào từ phía người Việt Nam giống như ở miền Nam Việt Nam.[6]
Ng